Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah
    Tin Việt Nam
Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Truyện Ngắn
Ngọn đồi hoa tím.
Nỗi uất ức trong người Gấm như ngọn lửa càng lúc càng nung nấu, nàng chếnh choáng bỏ chạy nhanh xuống ngọn đồi trước vẻ hằn học của Tiệp. Có đôi lúc gần như chúi mũi xuống bãi cỏ xanh, đôi chân trơn trượt mấy lần, nhưng không hiểu vì sao nàng vẫn gắng gượng được. Khựng lại khi mắt Gấm chạm phải những đôi mắt xoi bói nhìn sững nàng. Bỗng nhiên Gấm thấy ghét cay ghét đắng những người đang đứng án ngữ trước mặt, nàng lảo đảo về chỗ đậu xe, rồ máy lao vội ra đường như bị ma đuổi.

 


 "Anh đã theo dõi từ bấy lâu nay... Em coi chừng..."


  Câu nói của Tiệp còn văng vẵng trong đầu. Một mình trên xe, tay lái của Gấm đôi lúc không vững đôi lúc loạng quạng qua bên kia đường. Nỗi uất ức trong lòng nàng làm câm đọng lại những giọt nước mắt trên khuôn mặt khô ráo khổ sở của nàng. Gấm đã làm gì nên tội khiến Tiệp dọa dẫm nàng như thế. Phải chăng giờ bên cạnh Gấm không có ai nên mọi người đều dọa nạt nàng như một đứa bé lên ba. Bước tới xứ lạ như một người mù đi trong bãi sa mạc, Gấm chẳng còn biết đâu vào đâu cả. Chỉ một chỗ ngồi êm đẹp như ngọn đồi sầu muộn cũng không được yên.


Từ ngày đặt chân qua đây, những niềm tin biến mất tự lúc nào không hay. Trong nhà không một ai thông cảm hoàn cảnh của Gấm, trong đó kể cả Tiệp. Họ cũng biết nàng qua đây, một nơi thật lạ không một ai quen biết. Cuộc sống hoàn toàn khác biệt, dẫu muốn hội nhập một xã hội văn minh như thế nầy cũng mất phải một thời gian khá lâu để cho Gấm một cơ hội học hỏi chứ không phải chỉ một hai ngày, hay vài ba tháng, nàng phải hiểu hết mọi chuyện.


Theo lời mẹ Tiệp, bà thường bảo Gấm phải học ăn học nói cho quen để còn giao thiệp với bạn bè Tiệp. Bà nhìn nàng bằng đôi mắt khinh khi, không chút cảm tình. Hai cô em gái dường như thoả mãn với những lần Gấm ngơ ngác, khi nghe mấy cô bạn của họ nói một tràng Anh ngữ. Bất kỳ câu nói hỏi nào của Gấm, họ cũng có thể che miệng cười khúc khích cả, đôi khi nàng phân vân không biết câu nói của nàng sắp nói ra sẽ như thế nào, đúng hay sai. Tiệp ngày trước chìu chuộng Gấm bao nhiêu, nay cũng đồng lòng với mẹ và em không lấy được một câu an ủi nào dành cho nàng. Chẳng còn một ai quan tâm đến. Chưa bao giờ Gấm cảm thấy mình bơ vơ lẻ loi như lúc nầy cả.


  Từ dạo biết lái xe, mặc dù tay lái chưa vững vàng lắm, nhưng Gấm vẫn trốn gia đình ra đây một mình, mong tìm một chút hơi hưởng tự do và nhìn bầu trời bao la để tưởng nhớ vùng kỷ niệm nay chỉ còn trong ký ức. Có lẽ suốt cuộc đời còn lại của nàng sẽ chẳng còn có cơ hội tìm kiếm lại. Thời gian vuồn vuột qua thật nhanh, tính nhẩm trong đầu mới đó nàng đã qua đây gần sáu tháng trời. Buồn nhiều hơn vui. Thư từ bên nhà thưa dần, làm cho nàng vô cùng lo lắng. Gấm cảm thấy sợ hãi trước những đôi mắt luôn xoi bói đặt lên người nàng. Qua đến một đất nước quá văn minh, dường như sự hiểu biết của nàng cũng bị giới hạn, chứ không còn giống như ngày còn ở quê nhà. Trước ngày cưới, Tiệp vẫn khen nàng thông minh hơn những cô gái khác chàng đã gặp, nhưng chừng như vài tháng nay thỉnh thoảng Gấm bắt gặp được đôi mắt Tiệp nhìn nàng ra vẻ xa lạ. Thêm vào đó Tiệp có những nụ cười vời vợi chẳng hiểu nỗi.


  Sống trong lo âu, bị dòm ngó mãi nên thoát được lúc nào Gấm cũng cầu mong được một mình nơi thật yên tĩnh. Những buổi sáng sau khi Tiệp rời nhà đến sở, hai cô em gái theo bà Thục, mẹ Tiệp đi làm, nàng chờ cho mọi người đi xa hẳn, mới bắt đầu lên xe đến con dốc nầy. Nơi Tiệp đưa nàng đi qua mấy lần trước đây. Ngọn đồi không mấy xa nhà Tiệp, Gấm say sưa nhìn hoài không hề thấy chán.


  Buổi sáng bầu trời chớm bước vào Xuân ở đây thật đẹp, cây cỏ dần đổi màu, thay lá. Nhưng cái lạnh vẫn còn rướn lại mặc dầu mặt trời dịu dàng sáng hẳn cả không gian, khiến cho Gấm co ro, thít tha. Bước dần về ngọn đồi nương theo triền dốc, một lúc Gấm dừng lại thở phào. Bên kia đường, xa xa những ngôi nhà nằm im lìm bình yên trong nắng mai dọc theo hồ nước xanh biếc. Đặc biệt ngọn đồi có những hàng cây dầy đặt những chùm hoa tím theo gió đong đưa trong nắng, những chùm hoa tim tím gợi lại trong lòng nàng hàng cây sầu đông ở Huế, mọc thẳng tắp trên con đường về Bao Vinh, và hàng hoa khế trong vườn sau nhà mẹ. Trong mắt Gấm giờ đây, chung quanh nàng đẹp như một bức tranh, khiến cho Gấm nhớ nhung về con sông và mảnh vườn thơ mộng ở quê nhà. Không hiểu giờ nầy, ở bên đó Thụy có còn ra đứng bên kia con sông nhìn qua trông chờ nàng nữa không. Hẳn Thụy trách Gấm nhiều lắm, sáu tháng rồi còn gì, nàøng chưa hề viết lấy một câu gởi về cho Thụy hay nàng đã đến chốn tạm dung nầy. Mặc dầu Gấm đã hứa, sẽ gởi thư về. Hôm hay tin Gấm sửa soạn theo Tiệp đi Mỹ, Thụy xin nàng cho chàng ra tận phi trường đưa Gấm ra đi. Chính Gấm đã hứa, nhưng cuối cùng đành lặng lẻ ra đi không một lời nhắn gọi. Nàng nghĩ chỉ làm khổ nhau thôi, đàng nào hai đứa cũng vĩnh viễn xa nhau.


 


 


Thêm vào đó, giờ đây Gấm đã thuộc về Tiệp, người chồng bỏ quê hương ra đi từ ngày miền Nam treo ngọn cờ đỏ. Nàng không hề quen biết. Chỉ vài ba lần về thăm, ghé đến nhà và cũng theo lời mẹ, Tiệp là con trai một người ơn nghĩa của gia đình nàng sau ngày ba mất đi. Những món quà nhỏ Gấm vẫn thường hay nhận tận bưu điện cho mẹ bấy lâu, do bà Thục mẹ Tiệp gởi về, và nay đây bà đã trở thành bà mẹ chồng của nàng. Trước đây, mẹ nàng đã luôn hoài thắc mắc trong lòng, biết khi nào có thể đền đáp được. Cho đến một ngày gia đình nàng đón tiếp Tiệp, món ơn đã được trả cho gia đình bà Thục bằng sự hôn nhân của Gấm. Mẹ vui lòng đón nhận như chính cuộc hôn nhân của mẹ, không cần hỏi ý kiến Gấm nghĩ thế nào. Mẹ cho việc Gấm theo người ra nước ngoài như một ân huệ cho nàng và cả gia đình. Và cũng chính mẹ thường kể lại, ngày xưa mẹ yêu ba và được về với ba vì tình yêu. Nhưng mẹ không nghĩ cuộc hôn nhân của Gấm thế nào. Tình yêu của nàng chỉ bằng một sự trả ơn cho gia đình, không hơn không kém.  


 


  Từ ngày khám phá ngọn đồi hiu quạnh nầy, gần như một niềm an ủi cho Gấm. Một mình ngồi đây thì thầm trong gió, nàng tưởng chừng như gió và cây cỏ ở ngọn đồi hiểu được tâm trạng của nàng. Lắng nghe cơn gió ùa về rung rinh những chùm hoa tím, như tiếng thầm thì gọi tên nàng. Bỗng dưng Gấm thèm nghe những tiếng động ngoài bến sông, thèm nhìn lại cảnh những đứa bé bơi lội dưới nước, tiếng hét la inh ỏi của những bà hàng xóm bên cạnh nhà đã từng làm Gấm khó chịu, nhưng nay nàng thấy nhớ nhung buốt trong lòng. Hình ảnh Thụy mỗi buổi sáng đứng bên kia sông vẫy tay lia lịa ra dấu qua cho nàng, khi Gấm giả vờ như không nhìn thấy, Thụy lại bắt hai tay che lên miệng giả làm anh chàng Tarzan trong phim Mỹ ngày xưa, mãi cho đến khi nàng nhìn qua mới thôi. Nhớ vô vàng tiếng ông Khàn vỗ cây chèo vào mạn ghe, nghe cồm cộp mỗi trưa hèø thả lưới dưới sông.


Và đâm nhớ hàng chè Tàu xanh ngát pha lẫn màu vàng óng ánh của những sợi tơ hồng bím chặt vào nhau không hề rời, những hình ảnh đó như đang lượn trước mắt Gấm. Vậy mà chẳng hiểu sao Gấm không cải lời mẹ để khỏi phải xa những gì dấu yêu trong đời, Gấm cũng chẳng thèm khóc lóc trước mặt mẹ để xin ở lại. Bây giờ mới thấy nuối tiếc mình quá ư dại. Phải chi ngày đó nghe lời Thụy nói hết chuyện lòng mình cho mẹ hiểu, giờ nầy Gấm không phải đối chọi với những nỗi buồn phiền âm thầm. Nhưng mọi chuyện đã lỡ mất rồi...


 


                                                                                                           2


 


            Vừa bước xuống xe, Gấm đã nhìn thấy mẹ Tiệp đứng nơi cánh cửa. Bà hơi né sang một bên khi Gấm bước vào nhàø. Thấy nàng không nói năng, bà Thục cao giọng gọi:


            - Gấm, dường như con có điều gì phiền lòng!


  Gấm cầm chùm chìa khóa, miệng ấp úng:


 


 


            - Dạ, con...   


 


            - Có chuyện gì ở trong nhà nói với nhau, con ra ngoài đường ngoài sá, nhỡ người ta không hiểu sẽ trách cứ mẹ và em con.


  Vẻ hằn học của bà Thục làm cho nàng rùn chân, Gấm gượng cười, chốâng chế:


            - Không có điều gì cả mẹ, con...chỉ muốn ra ngọn đồi ngồi nhìn cây cỏ cho vui thôi!


  Từ nãy, bà Thục nhìn chăm không bỏ sót một cử chỉ nhỏ nào của Gấm. Bà lại cao giọng:


            - Lần sau nếu con buồn, cứ bảo Tiệp chở con đi chơi đâu đó cho khuyây khỏa, chứ mẹ không muốn con ra ngồi ngoài ngọn đồi, trông kỳ lắm. Hơn thế nữa con chưa biết rõ ngõ ngách ở bên này, nhỡ lạc đường làm thế nào tìm về nhà. Con nhớ cẩn thận chứ!


  Có nói gì chăng nữa, bà Thục cũng không hiểu nỗi lòng của Gấm. Biết mình ở vào thế cô không một người thân bên cạnh, nàng đành vâng dạ cho qua chuyện. Vừa định bước về phòng mình, bà Thục gọi giật lại:


            - Gấm! Con muốn đi làm chứ?


  Sợ mình nghe lầm, Gấm chưa có một phản ứng nào, bà Thục đã nói tiếp:


            - Hồi chiều, chị Huệ đến chơi cho hay trong hãng may của chị đang cần thêm người. Mẹ muốn hỏùi ý con thế nào, có muốn công việc may vá không, mẹ sẽ nhờ chị Huệ đưa con vào làm với chị.


  Không chần chờ thêm, Gấm trả lời thật nhanh:


            - Dạ, con nhờ mẹ gọi chị Huệ giúp con.


  Bà Thục thở ra:


            - Chốc nữa mẹ hói ý thằng Tiệp ra sao, xem nó muốn để con đi làm không hẳn.


  Gấm hiểu ý bà Thục muốn nàng đi làm kiếm thêm đồng tiền chi tiêu cho gia đình, nên từ lâu đã nhờ chị Huệ kiếm việc cho nàng, mãi hôm nay bà mới nói thôi. Nhưng Gấm nghĩ thầm chẳng thà như vậy để Gấm có cơ hội ra khỏi nơi giam cầm này, chứ không nàng sẽ điên mất vì phải loanh quanh mãi trong ngôi nhà suốt ngày.


  Gấm cố gắng mỉm cười:


            - Vậy con nhờ mẹ hỏi anh Tiệp giúp con.


  Câu nói của Gấm làm bà Thục dịu đi cơn giận, bà đon đả:


            - Thôi để đó mẹ nói cho, vào coi thử nó còn giận hay không.


  Nàng bước đi, nghe nặng trĩu nỗi cay chua thấm vào lòng.


  Tiệp ngồi im lặng trên chiếc ghế để cạnh giường ngủ, mắt cau lại dưới đôi mày rậm trông Tiệp thật dữ dằng. Thấy Gấm bước vào, Tiệp chua chát:


            - Anh tưởng em không về lại trong căn nhà này nữa chứ! Anh và những người trong gia đình này đã làm gì khiến em phải ra ngồi ngoài đường ngoài sá như thế.


  Gấm nhìn ra khoảng không, ngậm ngùi:


            - Em chỉ ngồi ở ngọn đồi nhìn cảnh đẹp thôi, nếu anh không bằng lòng chỉ cần nói vài lời thôi em cũng hiểu, chứ cần gì anh phải chua cay như vậy.


  Tiệp lại chua chát:


            - Lần sau, nếu muốn em chờ anh về hãy đi, không nhỡ...


  Uất ức lên tận cổ, không dằn được lòng nàng cứng rắn:


            - Không nhỡ đi lạc đường! Em hiểu được điều đó. Em nghĩ từ đây ra ngọn đồi chỉ một con đường thẳng, có dại khờ chăng nữa cũng biết đường về. Vã lại em đâu phải đứa con nít lên ba, sợ thất lạc.


  Tiệp ngẩn ngơ nhìn nàng, bực mình thở dài quay mặt đi. Gấm bỏ vào phòng rửa mặt, lòng ngổn ngang trăm mối. Không biết ngày mai sẽ ra sao, nếu cứ để cho Tiệp và gia đình chàng đối xử với nàng mãi như thế này, nỗi uất ức dồn nén trong lòng hẳn có một ngày nàng sẽ chán ngắt mà bỏ ra đi. Gấm đã hy sinh cả cuộc đời riêng tư của mình khi biết mẹ muốn nàng nhận lời cầu hôn của Tiệp, Gấm cũng muốn trả ơn món nợ cho mẹ để bà an tâm sống những ngày còn lại. Cả cuộc đời của mẹ từ ngày ba mất đi, bà đã khá vất vả, một mình lo chạy ngược xuôi nuôi chị em nàng. Gấm vẫn nhớ những buổi chợ tan, mẹ gánh hàng về mệt lã vì cơn đói, nhà chỉ còn võn vẹn chén cơm hẩm bà đã âu sầu nhìn chị em nàng khóc không ra nước mắt. Cái nghèo cuốn trọn lấy mẹ con nàng tưởng không hề dứt. Quá nghèo đói, không một ai nhờ vã niềm hy vọng tan tành, điểm tựa và niềm an ủi cuối cùng của mẹ chỉ biết cầu đến Thượng đế. Đêm mẹ cầu cả Phật lẫn Chúa, mặc dù mẹ chưa hề một ngày đặt chân đến giáo đường, hay một lần tìm đến cửa Phật. Nhưng không hiểu Phật hay Chúa đã nghe được lời cầu xin của mẹ, bỗng đâu bà đã nhận được những gói quà của mẹ Tiệp gởi về, nỗi vui mừng hiện rõ trên khuôn mặt của mẹ. Bà run rẩy ôm lấy những gói quà trong lòng như sợ đánh mất không tìm lại được. Thượng đế đã phù hộ, nói như lời mẹ. Bà nhận đều đặn từng gói quà của mẹ Tiệp, người bạn gái xa xưa của mẹ gởi về. Cho đến khi cơn đói hết hành hạ, mẹ lại lo âu không biết làm thế nào để trả ơn cho bạn. Cái cảm giác uất nghẹn khi mẹ cho hay Tiệp xin cưới nàng, bà vui như ngày mở hội. Gấm chỉ biết nghẹn ngào thở dài. Không một lời than vãn. Ngay đến Thụy cũng hiểu lầm trách móc nàng, sao không đem chuyện hai đứa nói ra cho mẹ hay. Nhìn khuôn mặt rạng rỡ của mẹ làm sao Gấm từ chối cho được, vã lại khi đến một cái tuổi Gấm không thể từ chối bổn phận của mình thay mẹ gánh nặng những khó nhọc trong gia đình. Gấm đã cố quên và giả từ  tình cảm của tuổi thanh xuân để mong đền đáp được sự khổ nhọc của mẹ, nhưng sự nhẫn nhục và chịu đựng của nàng đã đánh đổi bằng những im lìm, khinh khi của mọi người trong gia đình Tiệp, họ đối xử với Gấm như người xa lạ, kể cả Tiệp.


  Không biết bà Thục đứng nơi cánh cửa trong phòng ngủ của Tiệp và nàng tự bao giờ, bà cất cao giọng khiến Gấm giật mình:


            - Xong rồi, ngày mai con lên gặp chị Huệ ngay đi. Mẹ vừa dứt điện thoại với chị xong, kể ra công việc đó cũng chẳng có gì cực nhọc.


  Tiệp nghe giọng bà Thục, quay đầu lại hỏi:


            - Mẹ nói gì con không hiểu!


  Gấm vội xen vào:


            - Mẹ đã nhờ chị Huệ xin được việc cho em!


  Nói xong không chờ phản ứng của Tiệp, nàng nhìn qua bà Thục:


            - Con cám ơn mẹ! Ngày mai con sẽ đến chỗ chị Huệ làm.


  Bà Thục gật đầu bước nhanh ra khỏi phòng. Còn một mình Gấm ngồi lại, bất chợt Tiệp bước đến bên nàng, giọng hằn học:


            - Muốn đi làm sao không hỏi anh, đi nhờ vã chị Huệ làm gì để sau nầy mang tiếng. Hơn nữa sinh ngữ của em chưa vững vàng làm thế nào nói năng với người ta.


  Thật tình khi nghe bà Thục cho hay đã nhờ chị Huệ để ý trong hãng chị làm xin việc cho nàng, Gấm cũng ngạc nhiên không kém, nhưng thấy ý kiến của bà mẹ chồng đúng với ý nàng, nên Gấm vui lòng nhận lời ngay không thắc mắc, nay nghe Tiệp nói như trách móc, nàng bật miệng:


            - Em có nhờ mẹ xin việc giúp em để kiếm thêm đồng tiền tiêu xài với gia đình. Em không muốn bận tâm anh, vã lại em biết sức của mình, mới qua tiếng Anh còn yếu kém, làm sao có thể có công việc như anh hay mấy cô được. Việc may vá em biết chút đỉnh, có lẽ không mấy khó.


  Trước đây anh cũng từng kể, lúc mới qua đây, anh và mấy cô cũng bị trở ngại về Anh ngữ, nhưng dần dần cũng đã quen đi. Em nghĩ trường hợp em cũng thế, có đi làm mới biết chút đỉnh, chứ ở nhà hoài làm sao hiểu và nghe người ta nói.


  Như không còn ngăn cản được ý định của Gấm, Tiệp lắc đầu thở dài, giọng pha lẫn chút bối rối:


            - Có những chuyện từ lâu anh muốn nói, nhưng...thấy không tiện. Bây giờ chuyện gì đến rồi cũng phải đến, có bằng lòng hay không giờ em cũng đã quyết định. Chỉ một việc nhỏ như lúc chiều về đến nhà không thấy em, anh đâm lo hoảng lên, sợ những điều dại dột xảy ra... Anh hy vọng em hiểu những điều anh muốn nói...


  Gấm trố mắt nhìn Tiệp đầy vẻ ngạc nhiên, bỗng dưng nước mắt nàng tràn chảy ràn rụa cay xè.


            - Tại sao anh nghĩ những chuyện không tưởng tượng được như thế. Ngày em quyết định cho mình một cuộc sống mới, em đã bỏ hết đàng sau lưng tất cả mọi chuyện. Em chỉ mong sự đối xử tử tế của gia đình, nhất là anh. Từ lâu em thấy mình dường như bị bơ vơ trong gia đình này, em nghĩ anh hiểu rõ điều này hơn ai hết. Nhưng em cũng chưa từng than phiền đến một lời, vì giả có cũng không ai quan tâm đến, nên em...


  Không chờ cho Gấm nói hết câu, Tiệp vùng qua ôm chầm lấy Gấm. Mặc dầu Tiệp nghèn nghẹn không nói nhiều lời, nhưng Gấm đọc được trong câu nói của Tiệp:


 


 


            - Anh hiểu... anh hiểu 


 


  Lờ mờ trong giòng nước mắt, ngọn đồi với những hàng cây hoa tim tím đong đưa trong gió, và đâu đó Gấm thấy khuôn mặt mẹ với nụ cười trên môi...


 


             Quách Y Lành




DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Xa Xóm Mũi (31-03-2024)
    X - Năm Một Ngàn Chín Trăm Năm Xưa (31-03-2024)
    Vị Của Lời Câm (31-03-2024)
    Neo Lại Bóng Mình (18-02-2024)
    Bóng Của Thành Phố (18-02-2024)
    Chuyện Cục Kẹo (24-01-2024)
    Con Trai Và Má (24-01-2024)
    Củi Mục Trôi Về (24-01-2024)
    Bùa Yêu Và Con Nhỏ Thất Tình... (24-01-2024)
    Biết Sống (07-01-2024)
    Biển Của Mỗi Người (07-01-2024)
    Ấu Thơ Tươi Đẹp (07-01-2024)
    Áo Rách Và Nắm Bụi (07-01-2024)
    Ai Biểu Xấu (30-11-2023)
    Áo Tết (30-11-2023)
    Bên Sông (01-10-2023)
    Bóng Của Thành Phố (01-10-2023)
    Ăn cơm một mình (01-10-2023)
    Từ bi ươm sức sống (01-10-2023)
    Nhà mưa (24-08-2023)

Các bài viết cũ:
    Lý Con Sáo Sang Sông (23-02-2016)
    Bến Đò Xóm Miễu (15-02-2016)
    Ván cờ cuộc đời (31-01-2016)
    Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt (25-01-2016)
    Giao Thừa (14-01-2016)
    Người xưa (07-01-2016)
    Chảy đi sông ơi (29-12-2015)
    Trái đất này, ba phần tư là nước mắt... (20-12-2015)
    Màu mắt lạ (12-12-2015)
    Chợ Của Má (04-12-2015)
    Người Dưng Làm Má (28-11-2015)
    Huế có những cơn mưa (20-11-2015)
    Đóa hồng trắng giữa ngày Xuân (13-11-2015)
    Tìm lại (04-11-2015)
    Lãng đãng mùa thu đến (24-10-2015)
    Một Góc Đời (17-10-2015)
    Vòng tay ngày mới lớn (05-10-2015)
    Khi mặt trời trốn mất (10-09-2015)
    Dòng Nước Lũ (02-09-2015)
    Con dốc đầu đời (25-08-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152741314.